E Coli trên gà là bệnh gì? Biểu hiện và cách trị thế nào?

E Coli trên gà là một trong những bệnh khiến bà con chăn nuôi rất đau đầu khi đàn gà mắc phải. Bệnh lây lan nhanh gây ra thiệt hại kinh tế lớn. Vì vậy, người nuôi gà cần phải chủ động tìm hiểu về bệnh E Coli cũng như các cách điều trị hiệu quả nhất. 

E Coli trên gà là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm với gà

Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm với gà

E Coli là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm do vi khuẩn E Coli (Escherichia Coli). Bệnh có tính chất phức tạp với nhiều thể bệnh khác nhau, do khu vực cư trú và hình thức gây bệnh khác nhau. Bệnh E Coli không chỉ xuất hiện ở gà con vừa nở mà còn có thể xảy ra ở gà trưởng thành, gà dò, gà đang đẻ trứng

Chúng gây ra bệnh tích toàn thân hoặc cục bộ. E Coli trên gà thường sẽ có kèm theo các bệnh như ORT, MG, ND, IB….Căn bệnh này được người chăn nuôi liệt vào danh sách bệnh rất nguy hiểm khi lây lan rất nhanh và đa dạng hình thức lây lan. Dẫn đến tỷ lệ chết rất cao. 

E Coli được phát hiện lây trực tiếp thông qua hô hấp tiêu hóa hay tiếp xúc với dụng cụ, phân có chứa mầm bệnh. Quá trình giao phối giữa gà khỏe mạnh và gà nhiễm E Coli cũng sẽ truyền nhiễm bệnh. Ngoài ra, gá mái nhiễm khuẩn E Coli thì đẻ trứng sẽ lây bệnh qua phôi và mầm bệnh ở ngay trong cơ thể gà con ngay khi chúng mới nở.

Triệu chứng khi gà mắc E Coli

Bệnh E Coli có đa dạng các triệu chứng

Bệnh E Coli có đa dạng các triệu chứng

Trong quá trình chăn nuôi gà, bà con thường sẽ dựa trên các triệu chứng để chẩn đoán bệnh mà gà mắc phải. Nhờ đó việc điều trị được thực hiện kịp thời và chính xác để giảm tối đa tỷ lệ chết cho đàn gà.

E Coli trên gà gây ra nhiều triệu chứng nhưng không đặc hiệu. Gà con sẽ có biểu hiện mềm nhũn cả cơ thể, gầy gò, xù lông, ủ rũ và xù lông. Đồng thời gà sẽ đi ỉa phân trắng hơi xanh, lỏng, nhiều nước. Một số biểu hiện khác là gà đi không vững, loạng choạng, viêm khớp, khi bị nắng thì sẽ bị viêm da, sưng mắt. Trong thời gian 5 ngày thì đàn gà có thể chết hàng loạt.

Những con gà trưởng thành mắc E Coli thì sẽ có tỷ  lệ chết thấp hơn nhờ sự đề kháng tốt. Tuy nhiên, chất lượng thịt gà và sản lượng trứng đều sẽ suy giảm. Gà liên tục bỏ ăn, gầy yếu, bại liệt, viêm khớp.

Bệnh tích của E Coli trên gà

Hiện tại, bệnh E Coli được chia thành nhiều nhiều thể khác nhau. Mỗi thể đều có bệnh tích tương ứng để bà con không nhầm lẫn với các bệnh khác ở trên gà:

Thể viêm rốn

Thể viêm rốn khi gà mắc E Coli

Thể viêm rốn khi gà mắc E Coli

Đây là thể mà bệnh nhiễm vi khuẩn E Coli ngay từ trong trứng nên còn có tên gọi là nhiễm trùng lòng đỏ trứng. Trứng được đẻ ra có thể bị chết phôi ở giai đoạn gần ấp nở. Nếu gà con nở được thì thường chỉ tồn tại được trong vài giờ. Nếu gà con vượt qua được thì cơ thể luôn gầy gò, ốm yếu. Khi đến 4 ngày tuổi thì gà con bị chướng bụng do lòng đỏ không tiêu, viêm màng tim, gà chậm phát triển, nhiều dịch viêm, rốn bị hở.

Thể viêm da

Thể E Coli trên gà này xuất hiện chủ yếu trên gà thịt. Phần cung đầu, thân sau, xung quanh hốc mắt, da đầu xuất hiện các vết viêm da, tiết ra dịch viêm. Những lớp dịch này bị tích tụ dưới da theo thời gian. Nếu gà không được điều trị ngay, viêm gia nặng thì nồng độ NH3 ở trong chuồng sẽ tăng lên. Gà bị viêm xoang, viêm kết mạc mắt, mắt sưng to. Manh tràng ở bên trong bị sưng, nhiều tổ chức viêm ở dưới rốn.

Thể tiêu chảy

Khi mắc E Coli ít khi bị tiêu chảy nhưng cũng có những trường hợp mắc phải. Gà thường xuyên đi vệ sinh, phân trắng có lẫn màu xanh, nhiều nước. Chỉ sau một thời gian ngắn thì gà gầy gò, chân khô do mất nước. Khi kiểm tra bệnh tích thì sẽ thấy ruột gà phồng lên, nhạt màu, manh tràng chứa nhiều dịch bọt và sưng to. 

Thể viêm ống dẫn trứng

Gà mái bị viêm ống dẫn trứng khi mắc E Coli


Gà mái bị viêm ống dẫn trứng khi mắc E Coli

Đây là trường hợp mà gà mái đẻ lây bệnh cho gà ngay từ trong trứng. E Coli trên gà khiến gà đẻ trứng nhỏ hơn hoặc ít hơn thông thường. Những con không đẻ được thì bụng sẽ to lên bất thường, chết lẻ tẻ từng con. Khi xem bệnh tích thì ống dẫn trứng bị viêm, ống dẫn dày lên, có mùi hôi, trứng bị tắc ở trong ống dẫn. Các quả trứng không được đẻ ra ngoài thì sẽ rớt trong xoang bụng, xung quanh trứng là những chất như bã đậu.

Thể viêm dịch hoàn

Không chỉ gà mái, gà trống cũng có thể bị E Coli. Con gà trống đã thực hiện giao phối với gà mái thì sẽ nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Sau thời gian ủ bệnh thì gà trống xuất hiện các biểu hiện ủ rũ, xù lông, tiêu chảy. Mọi người xem bệnh tích ở dịch hoàn sẽ thấy dịch hoàn cứng, bị sưng, viêm nhiễm. Dịch hoàn cũng có các thay đổi khác thường, thậm chí bị hoại tử.

Thể nhiễm trùng huyết

Sau khi gà vừa bị bệnh hô hấp mãn tính hay bệnh viêm phế quản hay bệnh Newcastle thì nhiễm trùng kế phát. Gà mệt mỏi, ăn ít, chỉ sau 5 ngày phát bệnh thì gà có thể chết. Khi kiểm tra bệnh tích, bà con thấy gà bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm túi khí.

Thể u hạt

Đối với thể E Coli trên gà này thì gan, manh tràng, ruột sẽ xuất hiện nhiều u hạt. Những đàn gà mắc thể u hạt thì có thể chết đến 75%, kể cả gà trường thành. Do  đó, bà con chăn nuôi rất e dè và cẩn trọng khi phát hiện đàn gà xuất hiện những con gà nhiễm bệnh thể u hạt.

Cách phòng và trị E Coli trên gà

Người chăn nuôi cần nắm rõ cách phòng và trị E Coli

Người chăn nuôi cần nắm rõ cách phòng và trị E Coli

Để hạn chế được số lượng gà mắc bệnh cũng như tỷ lệ chết thì người nuôi cần chủ động phòng bệnh. Khi gà bị bệnh thì mọi người áp dụng các cách điều trị hiệu quả nhất.

Cách phòng E Coli cho gà

Gà có thể mắc E Coli ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, mọi người luôn phòng bệnh cho gà mọi thời điểm khi chăn nuôi với các nội dung sau:

  • Tiêm phòng bằng vắc xin và uống kháng sinh để tăng độ miễn dịch.
  • Vệ sinh thú y cần được chú trọng mỗi ngày từ chuồng trại, ổ đẻ, khu vực ấp trứng, chất thải… theo định kỳ hàng tuần.
  • Chế độ dinh dưỡng luôn phải được chú ý để gà ăn uống sạch, không tiếp xúc với phân, không để qua đêm.

Cách trị E Coli cho gà

Với trường hợp E Coli trên gà con thì sẽ dùng Lincomycin + Spectinomycin hoặc Gentamycin + Tylosin để tiêm vùng da cổ. Mọi người duy trì tiêm cho gà con từ 2 – 3 ngày. Những con gà trưởng thành thì dùng khác sinh Lincomycin + Spectinomycin + thuốc có thành phần Florfenicol + Doxycycline để tiêm cho gà. 

Ngoài cho gà dùng thuốc thì nên bổ sung thêm vitamin C, vitamin K, Glucose, Paracetamol sau khi đã tiêm kháng sinh trong 2h giờ. Nếu gà ăn kém, khó tiêu thì cho thêm dùng thêm men tiêu hóa sống để chúng uống trong 5 ngày liên tục. 

Kết luận

E Coli trên gà từng khiến nhiều bà con thiệt hại nặng nề. svw388vn.com rất hy vọng qua nội dung trên thì mọi người có thể kinh nghiệm và kiến thức để nuôi gà hiệu quả, hạn chế tối đa sự bùng phát của bệnh E Coli.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *