Bệnh gà khô chân xuất hiện ở cả gà con và gà đã trưởng thành. Bên cạnh tỷ lệ chết từ 5 – 10% thì căn bệnh này khiến gà phát triển kém, chất lượng thịt hay sản lượng trứng đều suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, bà con chăn nuôi luôn cần trang bị kiến thức về căn bệnh khô chân ở gà này.
Khô chân ở gà là bệnh gì?
Gà bị khô chân là bệnh gì?
Bệnh gà khô chân xuất hiện rất phổ biến trong quá trình nuôi gà. Gà bị mất nước nhiều dẫn đến phần da chân bị khô, cơ thể gầy yếu. Điều này khiến những chú gà đi lại khó khăn, luôn trong tình trạng ủ rũ, mệt mỏi và ăn ít. Gà khô chân thường sẽ hay thấy ở gà con mới nở 2 – 15 ngày hoặc gà đã trưởng thành.
Khi mọi người để gà bị khô chân lâu dài mà không chữa trị thì chúng xù lông, gầy gò, da nhợt nhạt. Tình trạng kéo dài khiến gà mất cân bằng dinh dưỡng. Cơ thể dần giảm năng lượng, sức đề kháng, dẫn đến bại liệt hoặc chết.
Biểu hiện bệnh gà khô chân
Các biểu hiện của gà khô chân
Khi bị khô chân, gà xuất hiện nhiều biểu hiện bên ngoài ngoại hình mà người chăn nuôi có thể theo dõi để chẩn đoán ra bệnh sớm. Từ đó, mọi người có hướng điều trị khi bệnh mới, gà còn khỏe.
- Ủ rũ, xù lông: Không chỉ bị khô chân mà gà bị bệnh này thì lông cũng khô, xù lông lên, trông rất xơ xác. Chúng ít vận động, thích đứng yên, hay mệt mỏi, nhắm mắt, ít ăn. Do đó, bệnh gà khô chân chỉ cần thời gian ngắn đã khiến gà ốm yếu, giảm kỹ rõ, tỷ lệ chết từ 5 – 30%.
- Teo chân, co quắp: Trường hợp gà khô chân nặng thì chân bị mất nước nhiều, dẫn đến teo tóp dần, đi lại khó khăn nên ít di chuyển dẫn đến chân co quắp. Chân gần như mất khả năng đi lại, bại liệt khi không được chữa kịp thời, hiệu quả.
- Xệ cánh, teo lườn: Đi kèm với khô chân, gà có thể bị teo lườn, xệ cánh. Đây là biểu hiện không mấy phổ biến nhưng khá nguy hiểm với sức khỏe của đàn gà.
- Các biểu hiện khác: Gà mắc khô lông sẽ có một số triệu chứng khác như thở khò khè, phần lông bụng dính bết, phân trắng nhớt…
- Mổ kiểm tra bệnh tích: Những con gà chết do bị khô chân thì xác rất nhẹ, xù lông, diều không có thức ăn, bụng nặng, ruột khô quắt, viêm cát, xuất huyết, các cơ quan khác không có dấu hiệu khác thường.
Nguyên nhân dẫn đến chân gà bị khô
Có nhiều nguyên nhân khiến đàn gà mắc bệnh khô chân
Như đã nói ở trên, bệnh gà khô chân có ở cả gà con và gà trưởng thành khi đạt tầm 1 kg. Tùy vào từng giai đoạn sẽ có các nguyên nhân tác động riêng.
Gà con 2 – 15 ngày tuổi
Lúc này là gà mới được ấp nở ra. Nguyên nhân chính khiến gà con vừa nở đã mắc ngay bệnh khô chân là:
- Kỹ thuật ấp không đạt khiến gà không nở đều.
- Khi vận chuyển, gà từ trại giống về trang trại không được chăm sóc đúng kỹ thuật.
- Cho gà con ăn, uống muộn nên chúng thiếu chất, dinh dưỡng mất cân bằng.
- Nhiệt độ không được đảm bảo theo đúng kỹ thuật, mật độ úm quá dày.
- Môi trường sống của gà con không được đảm bảo vệ sinh.
Gà trưởng thành (đạt từ 1kg trở lên)
Khi đã vượt qua giai đoạn khô chân ở gà con không có nghĩa là gà đã lớn sẽ không mắc bệnh này. Nếu điều kiện nuôi không đáp ứng được thì gà sẽ bị khô chân cả đàn:
- Thiếu nước sạch cho gà ăn uống hàng ngày.
- Chế độ ăn không khoa học như thiếu dinh dưỡng, ăn không đa dạng nhóm thức ăn, số lượng không đủ.
- Gà ăn nhiều quá cũng dẫn đến khô chân khi bội thực thức ăn và nước uống.
Cách trị dứt điểm, nhanh chóng bệnh gà khô chân
Muốn trị bệnh khô chân cho gà thì phải dựa vào tình trạng của gà
Những con gà bị khô chân hiện có các biện pháp điều trị khác nhau dựa vào tính trạng và độ tuổi của gà.
Đối với gà con
- Bước đầu điều trị cho gà con mắc khô chân là cách ly những con bị bệnh để điều trị, theo dõi và ngăn ngừa lây lan.
- Duy trình nhiệt độ bóng đèn úm thích hợp theo mùa, 1 bóng sưởi cho 60 – 100 con, đặt cách mặt đất từ 50 – 60cm.
- Mật độ úm khoảng 350 con/ 6m2/ mùa hè và 400 con/ 6m2/ mùa đông.
- Các máng chứa thức ăn, nước uống cần đủ số lượng, vệ sinh sạch sẽ. Riêng với nước thì đàn 400 con gà con thường cần 2 – 4 lít nước/ ngày, tùy theo mùa.
- Bổ sung thêm vitamin cho gà con để chúng phát triển tốt nhất. cải thiện bệnh gà khô chân.
Đối với gà trưởng thành
- Gà trưởng thành bị bệnh cũng cần cách ly, vệ sinh các khu chuồng trại, bỏ các chất độn chuồng cũ..
- Cân bằng lại dinh dưỡng, nguồn nước, thức ăn cho gà hàng ngày. Đảm bảo gà ăn no, uống đủ.
- Ngoài thức ăn thì phải cho gà dùng thêm vitamin, khoáng chất, nhất là vitamin C để cơ thể gà tăng sức đề kháng.
Những lưu ý để phòng ngừa gà mắc khô chân
Bệnh khô chân ở gà có thể phòng ngừa
Bệnh gà khô chân hoàn toàn có thể ngừa và phòng tránh được khi bà con đáp ứng được các vấn đề sau:
- Đảm bảo 3 vấn đề: Chuồng trại sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp và ăn uống đầy đủ.
- Tiêm vacxin đúng lịch, đầy đủ, đúng kỹ thuật theo từng độ tuổi.
- Quan sát biểu hiện của đàn gà mỗi ngày để cách ly, xử lý sớm khi bệnh gà khô chân mới xuất hiện.
- Tuyệt đối không nên nuôi gà với mật độ quá dày.
Kết luận
Bệnh gà khô chân khiến không ít người nuôi phải đau đầu, thiệt hại kinh tế lớn. Nhà cái sv388 hi vọng với kiến thức chi tiết về bệnh khô chân ở gà trên đây sẽ giúp mọi người nuôi gà chất lượng, hạn chế tối đa tình trạng khô chân cho đàn gà của mình nhé!
Trả lời