Bệnh APV trên gà gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn khi chưa có thuốc đặc trị. Khi gà mắc APV và ghép thêm các bệnh khác như E.Coli, Mycoplasma, Salmonella… thì tỉ lệ gà chết rất cao. Vì vậy, bà con đang và chuẩn bị nuôi gà hãy tìm hiểu chi tiết về căn bệnh APV để phòng trừ, xử lý bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh APV là bệnh gì?
Bệnh APV ở gà còn có tên gọi là bệnh sưng đầu
Bệnh APV trên gà có tên gọi khác là bệnh sưng phù đầu. Tên gọi APV được viết tắt theo tên loại virus gây ra căn bệnh này là Avian Pneumo Virus. Loại virus này có khả năng gây ra bệnh về đường hô hấp ở gà mọi độ tuổi, đặc biệt phổ biến trên gà tây.
Năm 1970, bệnh lý APV được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên trên gà tây ở quốc gia Nam Phi. Ngay sau đó, căn bệnh này đã phát tán, lây lan với tốc độ kinh khủng và nhiễm cho mọi mọi loại gà khác nhau.
Nguyên nhân hình thành bệnh APV trên gà
Bệnh APV do virus Avian Pneumo Virus gây nên
Nguyên nhân đến bệnh APV là do virus gia cầm APV tạo ra. Bệnh xuất hiện ở đàn gà mọi độ tuổi. Mầm bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng hơn có mật độ chăn nuôi cao, quản lý vệ sinh chuồng trại kém.
Khi chuồng nuôi thiếu sự thông thoáng, khiến lượng khí amoniac NH3 tăng cao. Lúc này bệnh APV sẽ lây qua hô hấp, tiến triển nhanh, bùng phát trên cả đàn. Trong một thời gian ngày, tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh đạt đến 100%. Trong chuồng trại có thêm những mầm bệnh khác khi gặp thêm bệnh APV thì tỷ lệ chết của đàn gà là rất cao.
Triệu chứng và bệnh tích của bệnh APV trên gà
Gà mắc APV bị sưng đầu mỏ mắt, khó thở, sùi bọt mép
Gà mắc APV sẽ có những dấu hiệu thể hiện bên ngoài mà người chăn nuôi có thể nhận biết ngay bằng mắt thường. Nếu mọi người thấy gà có các triệu chứng này thì khả năng cao là bị bệnh APV trên gà:
- Chảy nước mắt, mỏ sùi bọt mép, mũi bị nghẹt, viêm mũi.
- Gà thường khó thở, phải thở gấp, ho liên tục.
- Mặt, đầu sưng vù, cả người run lên.
- Chân và cổ bị liệt nên cong luôn.
- Cơ thể gà gầy yếu.
Một số trường hợp, bệnh APV ghép với bệnh E.Coli gây ra hội chứng vô sọ thường gặp ở gà từ 4 tuần tuổi. Gà không chỉ khó hô hấp mà còn xuất hiện các triệu chứng thần kinh như đi lại khó khăn, vẹo cột sống, đầu mặt mắt đều sưng phù, liên tục lắc đầu.
Đối với gà để bị APV thì số lượng trứng giảm đáng kể từ 35- 30%, vỏ trứng nhạt màu, mỏng và xuất hiện trứng dị dạng. Khi mổ khám thì thú y sẽ thầy buồng trứng của gà mái dễ bị vỡ, dị dạng hoặc teo nhỏ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản của chúng.
Khi mổ khám phần đầu gà mắc APV sẽ thấy da đầu bị viêm. Phần má có lớp fibrin màu vàng, mắt bị viêm hoặc mù mắt. Trong khí quản của gà chứa các dịch nhầy nhưng không có xuất huyết, chảy máu.
Bệnh APV trên gà có khoảng 3 ngày để ủ bệnh. Sau đó thì gà không xuất hiện biểu hiện rõ ràng nên khó phát hiện sớm. Gà bị sưng phù đầu thường sẽ không tử vong ngay mà do kết hợp với bệnh thứ cấp.
Cách phòng ngừa bệnh APV
Tiêm vắc xin APV cho gà đúng lịch là cách phòng bệnh tốt nhất
Hiện nay, căn bệnh APV đã có vắc xin phòng ngừa. Mọi người nuôi gà quy mô lớn thì cần phải chú trọng tiêm các loại vắc xin cho đàn gà của mình. Bên cạnh đó, gà muốn phòng ngừa APV thì cần có chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, không bị ấm thấp, rêu mốc.
Ngoài vắc xin thì bà con chăn nuôi phải xây dựng chế độ ăn cho đàn gà phù hợp độ tuổi, thời điểm và thời tiết theo mùa. Mỗi ngày khi cho ăn, mọi người quan sát theo dõi chi tiết đàn gà. Những con có triệu chứng khác biệt thì cho cách ly ngay.
Cuối cùng muốn phòng bệnh APV trên gà thì cần phải định kỳ có lịch vệ sinh, khử trùng chuồng trại 1 tuần 1 lần. Trong thiết kế chuồng trại, bà con nên xây thêm rãnh thoát nước chất thải, phân gà. Máng ăn uống được làm sạch mỗi ngày, không chứa thức ăn cũ cho gà.
Bệnh APV trên gà điều trị chi tiết thế nào?
Hiện chưa có thuốc để trị APV tận gốc
Như đã nói ở trên thì APV hiện chưa có thuốc đặc trị cho mầm bệnh virus APV. Hầu hết các bác sĩ thú y sẽ cho gà dùng các loại kháng sinh để ngăn ngừa các bệnh kế phát hình thành. Ngoài ra, gà chết thông thường là do bệnh kế phát, không phát từ APV.
Trong quá trình chữa bệnh, mọi người phải đảm bảo cách ly những con gà khỏe mạnh với con nghi ngờ nhiễm bệnh. Bà con phải vệ sinh máng ăn uống, chuồng trại, phun sát trùng hết khu vực nuôi. Trong thức ăn của gà cần bổng sung thêm các vitamin, khoáng chất để tăng thêm sức đề kháng cho gà.
Kết luận
Các vấn đề xoay quanh bệnh APV trên gà đã được nhà cái sv388 chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng mọi người sẽ sẵn sàng chăm sóc, phòng ngừa và thực hiện điều trị hợp lý khi gà có dấu hiệu mắc APV nhé!
Trả lời